Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người lớn tuổi, nguyên nhân và cách khắc phục

 31/05/2022  Đăng bởi: CÔNG TY TNHH LHM THÁI DƯƠNG

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống được cấu tạo bởi 2 cơ quan chính là đốt sống và đĩa đệm. Đĩa đệm là cơ quan nằm giữa các đốt sống, được cấu tạo từ sụn và sợi, có chức năng phân tán lực nén và giúp cột sống vận động.

Thoát vị đĩa đệm (tên tiếng Anh – Herniated Disc) là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

 

2. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Chấn thương cột sống sau tai nạn: Đĩa đệm có thể bị rách và nứt khi chịu tác động cơ học mạnh. Chấn thương đột ngột có thể khiến vòng sợi bị nứt và tràn dịch nhầy ra bên ngoài.

Tai nạn lao động do thường xuyên mang vác vật nặng: tư thế khuân vác sai cách dẫn tới chệch đĩa đệm. Vì nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống để nhấc vặng nặng thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, điều đó dễ gây chấn thương cột sống lưng và ảnh hưởng đến đĩa đệm

Ảnh hưởng của bệnh thoái hóa cột sống: Khi các lớp nhân nhầy và vòng xơ (tương tự như sụn khớp) bị bào mòn, xương dưới sụn (các đốt sống) bị biến đổi cấu trúc, xuất hiện các hốc xương và thậm chí là mọc gai xương. Với tác động và sức ép của cơ thể, vòng xơ của đĩa đệm sẽ rách và lớp nhân bên trong thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống.

Do thói quen sinh hoạt, làm việc: Khi vận động quá mức, lao động nặng, duy trì các tư thế sai lệch thường xuyên sẽ làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm. Yếu tố này cộng hưởng với quá trình thoái hóa tự nhiên có thể khiến đĩa đệm nứt và tràn dịch ra các cơ quan lân cận.

3. Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm 

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh bao gồm trọng lượng cơ thể (khi cân nặng cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống sẽ càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng) và tác động bởi nghề nghiệp (người lao động chân tay, thường xuyên khuân vác nặng, sai tư thế sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh). Tùy vào vị trí thoát vị ở cột sống cổ hoặc thắt lưng mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau, trong đó trong đó có thể kể đến một số triệu chứng tiêu biểu như sau:

Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột hoặc xuất hiện cơn đau âm ỉ và dai dẳng, có thể đi kèm với hiện tượng mỏi ở vùng cổ, thắt lưng sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay.Mức độ đau có xu hướng tăng lên khi lao động nặng, ngồi và đi lại nhiều. Các biểu hiện lâm sàng thường khởi phát thành từng đợt, mỗi đợt có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. 

Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người

Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động

4. Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm 

Mục tiêu của điều trị thoát vị đĩa đệm là giảm cơn đau, bảo tồn chức năng đĩa đệm, phục hồi khả năng vận động và phòng ngừa biến chứng. Phương pháp điều trị được chỉ định phụ thuộc vào mức độ tổn thương đĩa đệm, khả năng đáp ứng và độ tuổi của từng trường hợp, một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần được phẫu thuật. 

Trường hợp đĩa đệm di lệch chưa gây chèn ép rễ thần kinh, người bệnh chỉ cần dùng thuốc và tập vật lý trị liệu.

Trường hợp đã điều trị nội khoa tích cực mà bệnh lý không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.

  • Dùng thuốc: Có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để làm giảm cơn đau và một số triệu chứng do chèn ép dây thần kinh gây ra.Một số loại thuốc dùng trong cải thiện triệu chứng lệch đĩa đệm là thuốc giảm đau acetaminophen, thuốc chống viêm non steroid hoặc corticosteroid, giãn cơ, chống đau thần kinh…
  • Vật lý trị liệu: Song song quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp cùng tập vật lý trị liệu để khắc phục các cơn đau, cũng như hạn chế sự chèn ép các dây thần kinh do sai tư thế trong lao động, sinh hoạt dưới sự trợ giúp của các chuyên viên và kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Các bài tập có thể thử để cải thiện như massage trị liệu, deo đai lưng hỗ trợ, thể dục trị liệu.
  • Chế độ nghỉ ngơi: Nằm giường phẳng để ổn định cấu trúc cột sống, làm giảm áp lực lên đĩa đệm và hạn chế rách bao xơ. Tránh nằm trên ghế hoặc võng. Trong thời gian này, nên đi lại nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh như mang vác nặng, chạy bộ, xoay người đột ngột, ngồi hoặc đứng quá lâu.
Viết bình luận của bạn:
CHIKARA

Tuyển đại lý

toàn quốc
0865949896
zalo icon