Bệnh viêm khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

 31/05/2022  Đăng bởi: CÔNG TY TNHH LHM THÁI DƯƠNG

Viêm khớp là bệnh lý thường xuyên xảy ra đối với người già nhất là vào thời điểm giao mùa. Nhận biết dấu hiệu viêm khớp và điều trị ngay từ sớm rất quan trọng, có thể hạn chế tổn thương phá hủy khớp và ngăn ngừa nhiều biến chứng khác. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh viêm khớp là gì? dấu hiệu của bệnh viêm khớp như thế nào.

1. Viêm khớp là gì ?

Bệnh viêm khớp là một thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp đó là hạn chế tầm vận động của khớp và đau tại khớp. Các triệu chứng khác có thể có đó là sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp.hớp và điều trị ngay từ sớm rất quan trọng, có thể hạn chế tổn thương phá hủy khớp và ngăn ngừa nhiều biến chứng khác.

2. Phân loại bệnh viêm khớp

Hiện nay có khoảng 100 loại bệnh viêm khớp, trong đó có thể là: Bên cạnh viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp là hai vấn đề thường gặp nhất, những tình trạng sức khỏe dưới đây cũng không còn xa lạ gì với nhiều người, chẳng hạn như:

  • Viêm cột sống dính khớp
  • Bệnh gout
  • Viêm khớp tự phát thiếu niên (viêm khớp dạng thấp thiếu niên)
  • Viêm khớp vảy nến
  • Viêm khớp phản ứng
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Viêm đa khớp

3. Nguyên nhân bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có nguyên nhân riêng tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân sau:

Các nguyên nhân tại khớp: thường gặp như viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp..

Các nguyên nhân ngoài khớp: thường gặp do các rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gút), bất thường hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp) các tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây viêm khớp.

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp:

Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc nhiều loại viêm khớp càng tăng.

Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, một số ít bệnh về khớp lại phổ biến hơn ở nam, chẳng hạn như bệnh gout.

Béo phì. Cân nặng quá mức sẽ gây căng thẳng cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống của bạn. Những người bị béo phì có nguy cơ cao bị viêm khớp.

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống giàu purine (hải sản, thịt đỏ) và rượu bia dễ dẫn đến bệnh gout.

Thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá tạo điều kiện cho bệnh viêm khớp dạng thấp khởi phát cũng như là tác nhân khiến bệnh thêm trầm trọng.

4. Dấu hiệu của bệnh viêm khớp

Đau khớp: Khớp xuất hiện các cơn đau khó chịu, ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau tăng khi vận động, về đêm, thời tiết thay đổi…

Giảm khả năng vận động của khớp: Do mỗi lần cử động, cơn đau khớp càng dữ dội hơn nên người bệnh rất ngại vận động khớp.

Cứng khớp: Đây là một triệu chứng điển hình của viêm khớp. Người bệnh cảm thấy khó cử động khớp, biểu hiện rõ nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau khi ngồi vào bàn làm việc hoặc sau khi ngồi trong ô tô một thời gian dài.

Sưng khớp: Khớp bị sưng do phản ứng viêm, thường gặp khi mắc các bệnh lý viêm khớp cấp tính.

Biến dạng khớp: Khớp bị biến dạng, khi cử động khớp, nghe thấy tiếng lạo xạo.

Các triệu chứng khác: Vùng da quanh khớp bị đỏ, người bệnh mệt mỏi, sốt, phát ban, sụt cân…

5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp

Tuổi: mặc dù viêm khớp có thể gặp ở cả trẻ em nhưng người cao tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn hầu hết là do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa và tích tụ các chấn thương kéo dài.

Giới: bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Nghề nghiệp: các công việc lao động nặng, ngồi lâu trong một tư thế, vận động sai tư thế có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn.

Chấn thương: các chấn thương tại khớp có thể gây ra viêm khớp cấp tính ngay lúc đó hoặc tăng nguy cơ viêm khớp sau này.

Thừa cân: làm tăng sức ép lên các khớp từ đó gây các bệnh viêm khớp hoặc đẩy nhanh quá trình viêm đã có sẵn tại khớp.

Các rối loạn trao đổi chất: ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng các thành phần của khớp và các xuất hiện các thành phần bất thường trong khớp. Các bệnh hệ thống miễn dịch và một số rối loạn di truyền cũng có thể tăng nguy cơ bệnh khớp.

6. Cách điều trị bệnh viêm khớp 

Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp bao gồm:

Điều trị nội khoa: Chỉ điều trị nội khoa bằng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật. Các thuốc được dùng tùy theo từng loại viêm khớp, bao gồm thuốc giảm đau chống viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân. Vì vậy việc sử dụng thuốc cần thực hiện theo chỉ định của thầy thuốc.

Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp:

  • Khớp không thể hoạt động được.
  • Đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, thẩm mỹ của bệnh nhân.

Ngoài ra chúng ta cần thay đổi thái độ sống và lối sống.

Các hoạt động thể chất và các bài tập thể dục, chẳng hạn, giúp cải thiện vận động khớp và giảm đau.

Thay đổi chế độ ăn uống cũng giúp duy trì trọng lượng lý tưởng và giảm bớt áp lực lên các khớp.

Viết bình luận của bạn:
CHIKARA

Tuyển đại lý

toàn quốc
0865949896
zalo icon