-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các bệnh về xương khớp thường gặp ở người cao tuổi
31/05/2022 Đăng bởi: CÔNG TY TNHH LHM THÁI DƯƠNGNgười cao tuổi với sự lão hoá tự nhiên dễ dẫn đến mắc các bệnh về xương khớp làm suy giảm khả năng vận động cũng như giảm chất lượng cuộc sống của họ.Theo ghi nhận có đến 60% người cao tuổi bị đau nhức xương khớp. Đây chính là nguyên nhân gây ra suy giảm khả năng vận động. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc các bệnh về xương khớp của người cao tuổi hay mắc phải để từ đó có biện pháp phòng ngừa
1. Bệnh loãng xương
Loãng xương là một trong những bệnh về xương khớp đầu tiên thường gặp ở người cao tuổi cần được nhắc tới. Loãng xương là tình trạng xảy ra do giảm khối lượng và chất lượng của xương, xương bị xốp, thưa và tăng nguy cơ gãy xương dù chỉ với chấn thương nhẹ. Bệnh thường đi kèm với các hiện tượng xương dễ bị gãy xương và lún cột sống. Loãng xương thường gặp nhiều ở những người cao tuổi với các triệu chứng thường gặp: đau nhức xương, gù vẹo cột sống do đốt sống bị lún, xẹp làm giảm chiều cao so với lúc người bệnh còn trẻ. Ngoài ra, ở người cao tuổi bị loãng xương thường kèm theo các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành, thoái hóa khớp, thừa cân… Ở những người cao tuổi do hậu quả của quá trình lão hóa tự nhiên nên dễ mắc phải nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về xương khớp và loãng xương. Bên cạnh đó cũng do nhiều yếu tố tác động gây ra tình trạng loãng xương ở người cao tuổi: mắc bệnh nội tiết, mắc bệnh thận nặng, dùng thuốc điều trị: (bệnh đái tháo đường, thuốc chống động kinh, các loại thuốc kháng viêm dài ngày khiến cho sự hấp thụ canxi của cơ thể kém đi), mắc các bệnh về xương khớp mạn tính
2. Bệnh thoái hóa khớp
Thứ hai khi nhắc đến bệnh về xương khớp là bệnh thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp xảy ra khi phần sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp bị tổn thương, dẫn đến các phản ứng viêm và tình trạng tràn dịch khớp. Có nhiều khớp xương dễ bị thoái hóa nhưng hay gặp nhất vẫn là khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân, bàn chân… Nguyên nhân phổ biến của thoái hóa khớp là tuổi tác và một số yếu tố khác như di truyền, tình trạng béo phì, chấn thương xảy ra thường xuyên tại khớp, tai nạn thể thao, tai nạn lao động, các bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, gút hay nhiễm trùng khớp. Bệnh nhân thường có các triệu chứng đau cột sống thắt lưng,đau cột sống cổ, đau khớp gối, đau khớp háng và các khớp ở bàn tay…. Đau khớp Các khớp bị thoái hóa thường xuất hiện những cơn đau khớp âm ỉ (đau gối, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay). Các cơn đau thường gia tăng khi vận động như leo cầu thang, ngồi xổm với khớp gối, cúi ngửa đối với cột sống cổ, cúi lưng, bưng vác đồ đối với cột sống thắt lưng và cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi. Đau có xu hướng nhiều vào ban ngày hơn ban đêm.
3. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi có tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu làm chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống, gây ra bệnh rễ thần kinh. Tại Việt Nam, thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 30 - 60. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra nhất ở vùng đốt sống chịu lực và cử động nhiều, do đó thoát vị thường xảy ra vùng cột sống thắt lưng và vùng cột sống cổ. Người bệnh thường có triệu chứng đau âm ỉ vùng lưng dưới hoặc vùng cổ, tăng khi vận động đặc biệt các động tác như cúi người, bưng đồ nặng, khi đứng hoặc ngồi lâu hoặc động tác cử động cổ nhiều. Bệnh thường sẽ kèm theo các triệu chứng chèn ép rễ thần kinh như đau lan xuống vùng mông, đùi, bắp chân, thậm chí là lan xuống bàn chân đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và đau lan xuống vùng vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ . Ngoài ra người bệnh thường có cảm giác tê bì, châm chích. Tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng có thể gây chèn ép tủy sống – một thành phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương của con người. Tình trạng chèn ép tủy sống gây ra các triệu chứng nguy hiểm cần phải được phẫu thuật cấp cứu như yếu liệt 2 chân, mất cảm giác 2 chân và rối loạn đi tiểu và đi tiểu. Khi có những dấu hiệu này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm.
4. Bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh về xương khớp viêm nhiều khớp và có thể ảnh hưởng lên các cơ quan ngoài khớp. Đây là 1 loại viêm khớp tự miễn, đa phần xảy ra ở các khớp nhỏ. Bệnh này diễn ra khi hệ miễn dịch tấn công vào hệ thống khớp trong cơ thể gây nên tình trạng đau nhức. Triệu chứng bệnh thường gặp nhất là sưng, nóng, đau và hạn chế vận động các khớp ở bàn tay, thường đối xứng 2 bên. Người bệnh đau liên tục ban ngày lẫn ban đêm. Ngoài ra, người bệnh thường có cứng khớp buổi sáng với thời gian kéo dài > 30 phút. Khi bệnh kéo dài và tiến triển nặng, người bệnh sẽ bị biến dạng khớp ở bàn tay điển hình trong viêm khớp dạng thấp làm người bệnh hạn chế vận động và sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến và có thể chữa trị được ở người cao tuổi. Điều quan trọng là cần phát hiện sớm những dấu hiệu cảnh báo bệnh và điều trị sớm.Nếu như chủ quan không chữa trị bệnh đau nhức xương dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân.