Cách chăm sóc người bệnh tăng huyết áp tại nhà

 11/05/2022  Đăng bởi: CÔNG TY TNHH LHM THÁI DƯƠNG

Tăng huyết áp là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nguy cơ hàng đầu góp phần vào tử vong trên toàn cầu. Đây là căn bệnh giết người thầm lặng, vì có rất nhiều nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng về tim mạch cho người bệnh.Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp dưới đây chắc chắn sẽ giúp phòng ngừa bệnh này hiệu quả.

Hiểu đúng về tăng huyết áp 

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp có hai chỉ số: Huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên, là huyết áp khi tim co bóp Huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới, là huyết áp khi tim bạn được thư giãn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi chỉ số huyết áp thấp hơn hoặc bằng 120/80mmHg được xem là huyết áp tối ưu không gây hại cho sức khoẻ; trong đó 120 gọi là số huyết áp tối đa (biểu hiện sức bóp của tim), 80 là số huyết áp tối thiểu (biểu hiện sức cản của thành mạch máu). Chỉ khi nào huyết áp tối đa bằng hoặc lớn hơn 140mmHg hoặc số huyết áp tối thiểu bằng hoặc lớn hơn 90mmHg thì được coi là tăng huyết áp.

Triệu chứng bệnh

Tăng huyết áp thường khó nhận biết mặc dù triệu chứng bệnh khá đa dạng song sẽ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Triệu chứng bệnh tăng huyết áp cụ thể gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Đau đầu liên tục và cảm giác bốc hỏa.
  • Suy giảm thị lực như mắt nhìn kém, nhìn mờ, quáng gà,…
  • Nôn ói, buồn nôn.
  • Đau tức ngực kết hợp với khó thở, thở gấp,…

Nhiều trường hợp bị tăng huyết áp nhưng không biết, vì không có biểu hiện nào khác thường. Tuy bệnh tăng huyết áp diễn biến âm thầm nhưng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân và để lại hậu quả nặng nề. Biến chứng thường thấy của tăng huyết áp là cơn đau thắt ngực , xuất huyết não , nhũn não, suy thận, rối loạn tiền đình, tăng áp động mạch võng mạc, mù lòa… Vì vậy, việc điều trị và kiểm soát huyết áp là vô cùng quan trọng.

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Người bị cao huyết áo nên uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc và phải đi tái khám đúng hẹn.

Người bệnh nên được đo huyết áp hàng ngày, nên đo sau khi nằm hay ngồi nghỉ ngơi vài phút  (3-5 phút) và đo 3 lần liên tiếp cách nhau vài phút rồi lấy số huyết áp trung bình của 3 lần đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút người bệnh huyết áp không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá. Không đo huyết áp sau khi ăn hoặc lúc mới ngủ dậy

Người bệnh tăng huyết áp nên có sổ theo dõi huyết áp chi tiết, ghi lại số đo huyết áp mỗi ngày, các triệu chứng bất thường, thời điểm thuốc uống trong ngày. Đưa sổ này cho bác sĩ điều trị mỗi lần tái khám.

Ngoài ra bắt buộc phải bỏ những thói quen xấu như uống nhiều rượu; hút thuốc lào, thuốc lá; giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu

Gia đình, người thân chính là những người quan trọng giúp bệnh nhân tăng huyết áp xây dựng được chế độ luyện tập, thể thao lành mạnh. Hoạt động thể chất không những giúp tim mạch trở nên khỏe mạnh, dẻo dai hơn mà tình trạng tăng huyết áp cũng được cải thiện. Một báo cáo khoa học cho biết, một người bị cao huyết áp nếu dành khoảng 30 phút luyện tập mỗi ngày giúp giảm từ 5 - 8 mmHg huyết áp.

Áp dụng chế độ ăn nhạt, ăn đủ dinh dưỡng để khống chế huyết áp dưới mức 140/90mmHg. Nên áp dụng chế độ ăn ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây; ăn nhạt; ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật tốt hơn là chất đạm từ thịt gia súc, gia cầm; không nên ăn quá ngọt ngay, hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa mà nên dùng dầu hướng dương, dầu vừng, dầu đậu nành; nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.

 

 

Viết bình luận của bạn:
CHIKARA

Tuyển đại lý

toàn quốc
0865949896
zalo icon