Dấu hiệu của bệnh suy tim thường gặp và cách phòng tránh

 30/05/2022  Đăng bởi: CÔNG TY TNHH LHM THÁI DƯƠNG

1. Bệnh suy tim là gì ?

Suy tim là tình trạng tim bi suy yếu không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù. Đây là bệnh lý thường gặp và nguy hiểm. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị bệnh đúng và kịp thời sẽ làm giảm biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

 

2. Các dấu hiệu của bệnh suy tim phổ biến

Khó thở: khó thở khi gắng sức ở những giai đoạn đầu, khi suy tim nặng dần sẽ có những cơn khó thở kịch phát về đêm, người bệnh phải ngồi dậy để thở

Các cơn hen tim, phù phổi cấp: thường xuất hiện sau gắng sức, bệnh nhân khó thở dữ dội, vật vã kích thích, ho khạc bọt hồng. Cần phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng

Đau ngực: bệnh nhân có thể có đau ngực do bệnh lí mạch vành (là nguyên nhân gây suy tim) nhưng cũng có thể đau ngực do suy tim nặng dẫn đến giảm tưới máu cho mạch vành

Hỏng van tim: Trái tim bình thường có 4 van với chức năng điều khiển máu chảy theo một chiều nhất định. Khi bị suy yếu, tim phải gắng sức nhiều hơn để bù lượng máu bị thiếu hụt. Máu không được cung cấp đều đặn có thể khiến cấu trúc van tim thay đổi, khiến các dây chằng van tim bị giãn hoặc đứt, làm hỏng van tim.

Chức năng thận suy giảm: Khả năng bơm máu của tim bị giảm sút, dẫn đến nhiều cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu, trong đó có thận. Thận không được cung cấp đầy đủ máu dẫn đến giảm chức năng lọc, đào thải độc tố, muối và nước ra khỏi cơ thể. Một lượng lớn muối bị giữ lại có thể khiến người bệnh suy tim gặp tình trạng tăng huyết áp, phù nề.

Tổn thương gan: Ở những người bệnh suy tim, đặc biệt là suy tim phải, khả năng hút máu của tim giảm nghiêm trọng, khiến gan phải tăng kích thước để chứa máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương gan, làm tăng nguy cơ xơ gan, suy gan.

Thiếu máu: Chức năng bơm máu của tim suy giảm có thể gây thiếu máu nhiều cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, khi chức năng thận kém đi, lượng hormone tạo hồng cầu trong tủy xương không đủ cung cấp cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu. Ngược lại, thiếu máu kéo dài cũng khiến cho bệnh suy tim diễn tiến nhanh và ngày càng trầm trọng hơn.

3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uy tim cao 

Đây là một là một tình trạng phổ biến và rất nghiêm trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là những người bị các bệnh mạn tính: tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim bẩm sinh, các bệnh van tim không được kiểm soát; bệnh phổi tắc nghẽn. Ngoài ra các đối tượng người cao tuổi, nam giới hút thuốc lá, ăn mặn và béo phì, lười vận động cũng rất dễ bị bệnh.

4. Cách phòng tránh bệnh suy tim 

Người bị bệnh tim cần có những kiến thức cơ bản để làm chậm tiến triển bệnh, đề phòng suy tim và các biến chứng nguy hiểm.

Tuyệt đối không được làm việc và hoạt động quá sức. Nên tập luyện nhẹ nhàng như yoga, đi bộ …

Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, giảm muối. Ăn nhiều hoa quả rau xanh.

Hạn chế mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật, không nên ăn phủ tạng động vật; - Kiểm soát huyết áp, uống thuốc đều đặn

Kiểm soát đường máu, mỡ máu

Điều trị triệt để các bệnh tim cấu trúc;

Không hút thuốc, hạn chế tối đa rượu bia

Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, cần có phương pháp giảm cân nếu nếu thừa cân

Luôn vui vẻ, lạc quan, tránh stress căng thẳng trong cuộc sống, công việc hàng ngày

 

Viết bình luận của bạn:
CHIKARA

Tuyển đại lý

toàn quốc
0865949896
zalo icon